
Ngành công nghiệp du lịch là một ngành có phạm vi rộng lớn, bao gồm nhiều ngành nghề và lĩnh vực liên quan, từ ngành vận tải hàng không (hàng không đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp du lịch, là cửa ngỏ để đi vào một quốc gia), đường sắt, đường bộ, ngành khách sạn, nhà hàng, quán bar, café, câu lạc bộ đêm, đến các khu vui chơi giải trí, casino, các trung tâm mua sắm, kết nối với các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, các đại lý du lịch, nhà điều hành tour, y tế và các tổ chức giáo dục đào tạo nguồn nhân lực du lịch,.v.v. Ngành công nghiệp du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, một ngành công nghiệp năng động và mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia từ lợi ích kinh tế, cung cấp số lượng lớn công ăn việc làm, giao lưu quảng bá văn hóa, đến kích thích thương mại và thu hút đầu tư.
Với hơn 3000 km đường bờ biển, những bãi biển hoang sơ, các thành phố đang phát triển năng động, các vùng núi cao và các di tích lịch sử văn hóa đa dạng, Việt Nam được xếp hạng trong số các điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất trên thế giới. Năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế và gần 90 triệu lượt khách trong nước, đóng góp 6% GDP. Đồng thời 2 năm liền được vinh danh là “Điểm đến hàng đầu Châu Á” tại Giải thưởng du lịch thế giới 2018, 2019 với các sản phẩm du lịch được nhiều du khách yêu thích như du lịch văn hóa lịch sử, du lịch biển, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái và các kỳ nghỉ sang trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đấy ngành du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, con người và quản lý du lịch thiếu tính bền vững khi so với các nước trong khu vực có nền công nghiệp du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore. Ngành du lịch Việt Nam còn nhiều tiềm năng nhưng cần được đầu tư đúng mức để trở thành ngành công nghiệp trọng điểm phát triển đất nước, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, thu hút các nhà đầu tư, cũng như mang lại một hình ảnh về một quốc gia đáng sống.
Với MD, chúng tôi tin rang để có một ngành công nghiệp du lịch phát triển mạnh mẽ, Việt Nam cần có một chiến lược và kế hoạch phát triển tổng thể, bền vững. Có thể xác định một số trụ cốt quan trọng cho ngành công nghiệp du lịch Việt Nam bao gồm: (1) đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng du lịch (đặc biệt cần có 1-2 sân bay quốc tế có quy mô Châu Á và thế giới), (2) quản lý du lịch bền vững dựa trên chất lượng, bảo vệ và phát triển các yếu tố môi trường, bảo tồn và tôn tạo các giá trị di sản văn hóa lịch sử, phát triển các sản phẩm du lịch mới, (3) áp dụng tiếp thị hiện đại và hệ thống vật lý không gian mạng vào làm thương hiệu, quảng bá du lịch, (4) hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp du lịch dựa trên đổi mới, sáng tạo, (5) xây dựng một mạng lưới hiệu quả các cơ quan tư nhân và công cộng trong và ngoài nước trong suốt chuỗi cung ứng du lịch.
Không có bình luận
Vạn Lộc